Dưới mái trường

Máy dập nhôm, sản phẩm chuyển giao từ việc sinh viên học theo dự án

Dạy học theo dự án là một mô hình không còn xa lạ với sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật tại ĐH Lạc Hồng trong những năm gần đây. Học theo dự án, sinh viên trở thành trung tâm của sự phát triển và thu về rất nhiều giá trị thiết thực trong sản xuất và cuộc sống cộng đồng. Tính riêng Khoa Cơ điện – Điện tử trong 02 năm đại dịch vừa qua, hình ảnh sinh viên học tập thông qua dự án đã trở thành điểm sáng ấn tượng cho Khoa và Nhà trường. Các sản phẩm này không chỉ mang tính ứng dụng cao và được đưa vào thương mại hóa mà còn góp phần cùng địa phương phòng chống dịch bệnh như: Robot lau tấm bin năng lượng mặt trời, Robot vận chuyển hàng hóa vô khu cách ly, Xe lăn điện…

Tính riêng Khoa Cơ điện – Điện tử trong 02 năm đại dịch vừa qua, hình ảnh sinh viên học tập thông qua dự án đã trở thành điểm sáng ấn tượng cho Khoa và Nhà trường.

Máy dập nhôm, sản phẩm từ việc học theo dự án của nhóm sinh viên Khoa Cơ điện Điện tử

Những dự án và con số biết nói…

Chỉ tính trong 5 năm trở lại đây, Khoa đã thực hiện hơn 50 dự án chuyển giao cho doanh nghiệp cùng hàng chục đề tài nghiên cứu khoa đạt giải cao tại các cuộc thi khoa học sáng tạo của địa phương và quốc gia. Mới đây nhất là Dự án Chế tạo máy dập nhôm chuyển giao công nghệ cho Công ty TNHH Lixil Việt Nam, với tổng giá trị 371 triệu đồng.

​​lixil

Doanh nghiệp đánh giá cao về tiến độ làm việc của nhóm và bước đầu khá hài lòng về sản phẩm

Được biết, đầu tháng 01/2022, Khoa tiếp nhận dự án và triển khai cho nhóm gồm 07 sinh viên từ năm 2 đến năm cuối cùng thực hiện. Dự kiến bàn giao cho công ty vào 19/02/2022. Ngày 16/02 vừa qua, đại diện công ty Ông Thới Văn Nhất – Nhóm Trưởng thiết bị cùng các kỹ sư Bộ phận Kỹ thuật của công ty đã đến Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng LHU để tiến hành kiểm tra tiến độ, đồng thời trao đổi với BLĐ Khoa một số dự án cải tiến máy trong thời gian tới.

“Sau khi kiểm tra qua tiến độ và thông số kỹ thuật, chúng tôi đánh giá khá cao về năng suất làm việc của các bạn. Đây không phải là dự án đầu tiền hợp tác với Khoa Cơ điện điện tử, nên chúng tôi rất an tâm và tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Cá nhân tôi đánh giá khách quan thì ở khía cạnh là sinh viên thì năng lực của các bạn quá tốt rồi và tôi khá bất ngờ vì các bạn vẫn đang trong quá trình học tập tại Trường.”, ông Thới Văn Nhất cho hay.

Dự án Chế tạo máy dập nhôm lần này có thể thay thế cho 03 nhân công và cùng lúc xử lý được 05 sản phẩm/lần dập khuôn. Điều này góp phần giúp nâng cao năng suất, độ chính xác trong sản xuất, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn. Nhất là có thể giảm được rũi ro cho người lao động trong quá trình sản xuất.

Lixil

Đại diện công ty Lixil kiểm tra thông số kỹ thuật của sản phẩm

Theo Thống kê của Bộ phận Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ SV LHU, hiện tại có khoảng 25 sinh viên LHU đang công tác tại Công ty Lixil Việt Nam, và số đông trong đó công tác trực tiếp tại Bộ phận do ông Thới Văn Nhất quản lý.  

Được biết, Công ty Lixil Việt Nam chuyên sản xuất khung cửa sổ, cửa ra vào, các sản phẩm ngoại thất trong kiến trúc nhà ở cho thị trường Nhật Bản và định hướng mở rộng các nước ASEAN. Lixiu cũng chính là đơn vị hợp tác hàng đầu của Khoa Cơ điện – điện tử, Đại học Lạc Hồng trong nhiều năm qua trong lĩnh vực hợp tác đào tạo, chuyển giao công nghệ và tuyển dụng. Chính điều này, mở ra khá nhiều cơ hội thụ hưởng cho doanh nghiệp – nhà trường, nhất là sinh viên.

Sinh viên nói…

“Em được biết, vì hầu hết sinh viên chỉ học ở nhà trường rất ít sinh viên có cơ hội được đi công ty thực tiễn, lúc mới vô học em không nghỉ sẽ sớm được cùng thầy cô chế tạo máy móc. Từ học kỳ 2, năm nhất, em đã có cơ hội cùng theo thầy và các anh khóa trên lập thành team để cùng học tập và làm dự án. Lúc mới thì em được giao quan sát và làm quen cách xử dụng các thiết bị, máy móc cho nhuần nhuyễn. Dần quen thì trực tiếp làm luôn rồi thầy và các anh góp ý chỉnh sửa. Em thấy học như vậy thú vị và thiết thực hơn rất nhiều. Hiện tại thì em đang trong vai trò hướng dẫn các em khóa dưới rôi … hihi” – Đinh Vũ Đại Phong – 18DC1 cho biết.

Máy dập nhôm, sản phẩm chuyển giao từ việc học theo dự án của sinh viên

Việc học theo dự án, sinh viên sớm được học rất nhiều kỹ năng thực tế

Còn Gia Hữu Vũ – 18CD1 hào hứng chia sẻ: “Mình thấy rất sướng khi được thầy trao niềm tin cùng chế tạo máy và chuyển giao công nghệ cho Trường. Đầu tiên mình học được rất nhiều thứ từ thực tiễn trong công ty, và áp dụng kiến thức trong Trường và sau đó là học được rất nhiều kiến thức mới, biết mình phải và sẽ làm gì.”

“Mô hình được học và làm việc theo dự án rất thiết thực với mình và các bạn sinh viên. Từ rất sớm mình đã hình dung được bản thân có thể làm gì khi vào doanh nghiệp. … Cá nhân mình rất hứng thú với mô hình này của Khoa” – Sinh viên Bùi Hào Quang – 17CD1, đàn anh nhiều năm “chinh chiến” và chuẩn bị tốt nghiệp rất tâm đắc và tự hào chia sẻ.

lixil

Học theo dự án, vai trò của người thầy chính là người truyền cảm hứng...

Trần Thanh Vang – 17CD1 một gương mặt “lão làng” chia sẻ: “Thông thường mỗi dự án như thế này, tụi mình sẽ mất 2 – 3 tháng thực hiện, từ việc khảo sát nhu cầu doanh nghiệp cho đến khi bàn giao sản phẩm. Một số dự án mình còn được giao “bảo hành” khi doanh nghiệp đưa vào sản xuất. Nhờ đó mình tiếp cận với doanh nghiệp và môi trường làm việc từ rất sớm. Đây là điều rất ấn tượng khi mình học ở Khoa Cơ điện – Điện tử trường mình”.

Học từ dự án – nấc thang đưa sinh viên thành kỹ sư công nghệ

Tiến sĩ, Phạm Văn Toản – Trưởng Khoa Cơ điện Điện tử cho rằng việc định hướng việc đào tạo gắn với thực tiễn, cách hay nhất là cho sinh viên được trải nghiệm, được làm và được sai để biết mình cần khắc phục từ đâu. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích sinh viên tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình, buộc sinh viên phải tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế. Nhờ vào đó, sinh viên dễ dàng lọt mắt xanh của doanh nghiệp và thạo việc ngay khi được tuyển dụng.

Tính riêng Khoa Cơ điện – Điện tử trong 02 năm đại dịch vừa qua, hình ảnh sinh viên học tập thông qua dự án đã trở thành điểm sáng ấn tượng cho Khoa và Nhà trường.

... còn sinh viên sớm bộc lộ được sự sáng tạo và tạo ra những sản phẩm chất lượng

Trên thực tế cho thấy, việc cho sinh viên học từ dự án, là để sinh viên trực tiếp cùng giảng viên làm việc và nghiên cứu chế tạo. Vai trò của người thầy trở thành người tạo cảm hứng. Xong để các em làm quen và biết việc, thì người thầy sẽ vất vả hơn gấp bội khi vừa làm vừa cầm tay chỉ việc. Nhưng cái nhận lại được cho sinh viên thì rất xứng đáng. Bởi trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp sinh viên tạo ra những sản phẩm có chất lượng.

​​lixil

Tạo dựng được niềm tin với các đối tác, doanh nghiệp đã giúp Khoa liên tục mang về nhiều dự án để cả thầy và trò cùng thực hành. Được biết, hiện tại ngay khi sinh viên “nhập môn” Khoa đã có các hoạt động kết nối và gây dựng đội nhóm kế thừa, cho “tân binh” theo học cùng với các đàn anh. Bước đầu là quan sát theo dõi để khơi dậy sự hứng thú, rồi sau đó, áp dụng kiến thức được học và cùng góp ý tưởng… Việc học qua dự án giúp sinh viên tăng cường thêm kỹ năng làm việc nhóm, rèn luyện kỹ luật trong lao động, kỹ năng quản lý thời gian và tiến độ… Chắc chắn, trong thời gian tới hoạt động này sẽ càng được Khoa và Trường phủ rộng hơn nữa.

Diễm Nhi - LHU Media

học theo dự án, chuyển giao công nghệ, sinh viên sáng tạo


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        10,303,188       11/469