Tuyển sinh Đại học

Công nghệ thông tin "cơn khát" nguồn nhân lực

Tình hình khan hiếm nguồn nhân lực Công nghệ thông tin

Mạng xã hội đang bùng nổ trên toàn thế giới, các thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam tuy không còn quá lạ lẫm, nhưng mức độ phát triển của ngành này vẫn ít nhiều còn hạn chế. Theo thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, trong ngành Công nghệ thông tin chỉ có khoảng 15% lượng sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp.

Theo báo tuổi trẻ cho thấy đến năm 2020, cả nước cần 411.000 người, trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp Công nghệ thông tin và các ngành có liên quan đến Công nghệ thông tin, từ những số liệu trên cho thấy ngành Công nghệ thông tin chưa bao giờ ngừng “cơn khát” nhân lực, đặc biệt nhân lực có chuyên môn, kỹ thuật cao. Không những thế ở một số nước trên thế giới, hiện nay có rất nhiều công ty mạng sẵn sàng chi trên 1.000 USD để mời về cho mình những lập trình viên, những kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, thiết kế lập trình game, an ninh mạng,…

Ngành Công nghệ thông tin học những gì?

Sinh viên theo học ngành Công nghệ thông tin được trang bị khối kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên như: Mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm,… Đồng thời, sinh viên được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như: Kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính và truyền thông.

Sinh viên LHU “học và hành chuyên nghiệp trong chuyên môn”

Đi sâu vào các chuyên ngành này, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin; kỹ năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và nắm bắt các xu thế công nghệ mới. Sinh viên có khả năng lập trình các phần mềm máy tính, điện thoại di động, game, thương mại điện tử; xây dựng hệ thống thông tin; phân tích và lập dự án triển khai các phần mềm ứng dụng;...

Ngoài những kiến thức chuyên môn trên, sinh viên được đào tạo kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng phát triển khả năng tự nghiên cứu, thử nghiệm để ứng dụng công nghệ đáp ứng các nhu cầu thực tế của đời sống.

Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Sinh viên học ngành Công nghệ thông tin, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí như lập trình viên: Người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin; kiểm duyệt chất lượng phần mềm: Trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra; chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính; giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo hoặc trở thành chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin tại các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức thương mại điện tử trong và ngoài nước,…

Sinh viên LHU được tôi luyện trước khi ra mắt nhà tuyển dụng

Học ngành Công nghệ thông tin làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc tại: Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin; các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị máy tính; các công ty cung cấp giải pháp tích hợp; các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng; bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như: Kinh tế, y tế, giáo dục, xã hội, ngân hàng, thể thao, giải trí,… Hoặc giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin,…

Học ngành Công nghệ thông tin bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

Để học tốt ngành Công nghệ thông tin bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Cẩn thận; có tư duy logic; kiên trì và nhẫn nại; ham học hỏi, trau dồi kiến thức; kỹ năng làm việc nhóm; khả năng làm việc dưới áp lực cao; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tư duy sáng tạo; ngoại ngữ tốt; nhạy bén tiếp cận nhanh và hứng thú với công nghệ mới và quan trọng hơn cả là niềm đam mê công nghệ thông tin.

Ngành Công nghệ thông tin xét tuyển bằng phương thức nào?

Để xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:

      • - Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
      • - Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ
  • * Cách 1: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12
  • * Cách 2: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12
      • - Phương thức 3: Xét tuyển ĐH theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực
      • - Phương thức 4: Xét tuyển thẳng vào Đại học

Tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ thông tin gồm:

- Toán, lý, hóa (A00)                       - Toán, lý, anh văn (A01)

- Toán, văn, anh văn (D01)              - Toán, văn, hóa (D07)

Để bắt nhịp với thời cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các bạn thí sinh hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành: Công nghệ thông tin Bộ não của cách mạng công nghiệp 4.0 – Nền tảng kết nối đỉnh cao công nghệ” tại Trường Đại học Lạc Hồng nhé!

Thí sinh vui lòng đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY 

A.K - TT.TS&QHCC - ĐH Lạc Hồng

Công nghệ thông tin


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        15,506,699       7/765