Giới thiệu

Khoa Dược  »  Giới thiệu


Bộ môn Quản lý - Kinh tế Dược

Giới thiệu chung

Bộ môn Quản lý – Kinh tế Dược thuộc Khoa Dược, Trường Đại học Lạc Hồng được thành lập cùng với Khoa Dược năm 2013. Văn phòng bộ môn tại phòng H105, Trường Đại học Lạc Hồng. Trong những ngày đầu thành lập, Bộ môn được sự dẫn dắt của thầy PGS.TS. Huỳnh Văn Hóa và thầy ThS. Lương Thanh Long. Hiện nay nhân sự Bộ môn gồm có 1 PGS.TS, 4 Thạc sĩ và 2 Dược sĩ.

Bộ môn Quản lý – Kinh tế Dược đảm nhận trách nhiệm giảng dạy về quy chế quản lý dược, kinh tế trong ngành dược và các kiến thức về nghiên cứu khoa học và dược xã hội học thông qua các môn học: Pháp chế dược, Đạo đức hành nghề dược – Phương pháp nghiên cứu khoa học, Quản lý và kinh tế dược, Kinh tế dược, Dược bệnh viện (lý thuyết và thực hành), Thực hành nhà thuốc, GPs – Bảo quản thuốc, Đảm bảo chất lượng thuốc, Dược xã hội học, Truyền thông giáo dục sức khỏe, Sức khỏe cộng đồng, Vi tính dược. Đồng thời, Bộ môn cũng tổ chức và hướng dẫn sinh viên đi tham quan thực tế và thực tập tại các cơ sở dược (Bệnh viện, Cơ sở sản xuất thuốc, Nnhà thuốc) thông qua các học phần: Thực hành dược khoa 3, Thực tế Dược bệnh viện, Thực tế nhà thuốc.

Bên cạnh đó Bộ môn còn tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, hướng dẫn các đề tài của học sinh THPT tham gia kỳ thi Khoa học kỹ thuật tỉnh.

Nhân sự bộ môn gồm:

Đối tượng giảng dạy: Sinh viên hệ đại học chính quy và liên thông.

Mục tiêu giảng dạy: Cung cấp cho học viên nhóm kiến thức: (1) Quy chế quản lý dược và kinh tế dược, (2) Dược xã hội học và sức khỏe cộng đồng, (3) Phương pháp Nghiên cứu khoa học và (4) Thực tế các hoạt động trong ngành dược.

(1) Quy chế quản lý dược và kinh tế dược: bao gồm các môn học Pháp chế dược, Quản lý và kinh tế dược, Kinh tế dược, Dược bệnh viện (lý thuyết và thực hành), Thực hành nhà thuốc, GPs – Nhóm bảo quản thuốc, Đảm bảo quản thuốc. Các môn học này cung cấp kiến thức tất cả quy định của nhà nước, khuyến cáo của WHO và những tổ chức khác đối với các hoạt động trong ngành dược từ giai đoạn sản xuất hoặc nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc đến giai đoạn cấp phát và sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Đồng thời, các môn học này cũng cung cấp kiến thức liên quan đến các phương pháp phân tích kinh tế dược và các công cụ quản lý chất lượng thuốc.

(2) Dược xã hội và sức khỏe cộng đồng: bao gồm các môn học Dược xã hội học, Truyền thông giáo dục sức khỏe, Sức khỏe cộng đồng. Các môn học này cung cấp kiến thức về vị trí, vai trò của Dược sĩ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, mối liên hệ giữa thuốc và các vấn đề xã hội, các vấn đề liên quan đến dự phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, các môn học này cũng bàn luận về đạo đức trong hành nghề dược nói riêng và trong lĩnh vực y tế nói chung.

(3) Phương pháp Nghiên cứu khoa học: bao gồm các môn học PP Nghiên cứu khoa học và Vi tính dược. Các môn học này trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dược. Cung cấp và giúp học viên rèn luyện các kỹ năng sử dụng một số ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích kết quả nghiên cứu và trình bày văn bản báo cáo khoa học.

(4) Thực tế các hoạt động trong ngành dược: bao gồm các học phần: Thực hành Dược khoa 3, Thực tế nhà thuốc, Thực tế công tác dược bệnh viện. Những học phần này tạo điều kiện cho học viên được tham quan thực tế và thực tập các hoạt động tại một số cơ sở dược như: cơ sở sản xuất thuốc, nhà thuốc, khoa dược bệnh viện. Ngoài việc giúp học viên được vận dụng kiến thức lý thuyết vào hoạt động thực tế, các học phần này còn giúp học viên rèn luyện các kỹ năng hành nghề và nâng cao tình yêu nghề.

Hướng nghiên cứu:

Trong nghiên cứu khoa học, Bộ môn hướng đến các đề tài nhằm khảo sát và nâng công tác quản lý dược tại cơ sở khám chữa bệnh, các vấn đề xã hội học và kinh tế dược. Từ mục tiêu này, trong những năm qua, các đề tài nghiên cứu của Bộ môn tập trung vào các hướng nghiên cứu chính là:

1. Nghiên cứu khảo sát các vấn đề dược xã hội:

  • - Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của cộng đồng về các vấn đề sử dụng thuốc hoặc dự phòng bệnh
  • - Khảo sát KAP của sinh viên dược hoặc cán bộ y tế về sử dụng thuốc, dự phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe người bệnh hoặc cộng đồng

- Khảo sát chất lượng sống của sinh viên dược/cán bộ y tế và của nhóm đối tượng bệnh nhân cụ thể

2. Nghiên cứu khảo sát và xây dựng công cụ nâng cao công tác quản lý dược

  • - Khảo sát các chỉ số kê đơn trong các cơ sở khám chữa bệnh
  • - Phân tích mô hình bệnh tật, ABC/VEN tại các cơ sở khám chữa bệnh

- Nghiên cứu xây dựng các công cụ tin học hỗ trợ công tác quản lý tại cơ sở dược

3. Nghiên cứu kinh tế dược

  • - Khảo sát chi phí điều trị của một số bệnh lý phổ biến

- Khảo sát ngưỡng chi trả của cộng đồng về chi phí một số vaccine phòng bệnh

Giáo trình và tài liệu:

  • - Bộ Y Tế, Trường Cán bộ quản lý y tế (2001), Quản lý bệnh viện, NXB Y Học.
  • - Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Quản lý và kinh tế dược, NXB Y học.
  • - Đồng Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Ngọc An (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Lao động xã hội.
  • - Nguyễn Thanh Bình, Lê Viết Hùng (2011), Kỹ năng giao tiếp và thực hành tốt tại nhà thuốc, NXB Giáo Dục.
  • - Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2013), Pháp Chế Dược, NXB Giáo dục.
  • - Bộ môn Quản lý – Kinh tế dược (2018), Giáo trình Vi tính dược, Đại học Lạc Hồng.
  • - Nguyễn Văn Tuấn (2015), Đi vào nghiên cứu khoa học, NXB Tổng hợp Tp.HCM

 


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  256,640       1/896